Lịch sử Chủ_nghĩa_dân_tộc

Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một nét đặc trưng xã hội phổ biến của các nền văn minh loài người kể từ thời cổ đại, đã được thể hiện qua nhận thức hiện đại về sự tự trị và sự độc lập chính trị của các dân tộc trên thế giới và đã được chính thức thực hiện hóa vào cuối thế kỷ thứ XVIII.[18] Ví dụ về các cuộc cách mạng chủ nghĩa dân tộc có thể được quan sát thấy trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ những cuộc nổi loạn của người Do Thái ở thế kỷ thứ II, cho tới sự vực dậy của nền văn minh Ba Tư trong giai đoạn Đế quốc Sassanid, và cho đến sự trở lại của nền văn minh Latin ở Đế chế Tây La Mã vào thế kỷ thứ IV và tại thế kỷ thứ V, và cũng hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều dân tộc khác. Trong thời hiện đại, có thể thấy những ví dụ rõ ràng về sự hưng thịnh của chủ nghĩa dân tộc Đức như là một phản ứng chống lại sự kiểm soát của Napoleon lên dân tộc Đức, phản ứng dữ dội của dân tộc Đức chính là sự thành lập Liên bang Rhein khoảng năm 1805-14.[19][20]

Thể kỉ 19

Đức

Ý

Hy Lạp

Serbia

Ba Lan

Nam Mỹ

Bắc Mỹ

Thế kỷ XX

Trung Đông

Những người Ả Rập theo chủ nghĩa dân tộc cùng nhau nổi dậy càn quét dân Do Thái ở Jerusalem

Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, một phong trào giải phóng và trao quyền lực cho người Ả Rập ở Trung Đông, đã xuất hiện trong thế kỷ XIX, lấy cảm hứng từ các phong trào giành tự do độc lập khác từ thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Khi Đế quốc Ottoman sụp đổ và Trung Đông được lãnh đạo bởi các cường quốc Châu Âu, dân Ả Rập đã tìm cách thành lập các quốc gia độc lập riêng của họ do chính bàn tay người Ả Rập kiểm soát hơn là người nước ngoài. Chính phủ Syria được thành lập vào năm 1920; Đất nước Transjordan (sau này là Jordan) dần dần từ từ giành được độc lập giữa năm 1921 và năm 1946; nhà nước Saudi Arabia được thành lập vào năm 1932; và quốc gia Ai Cập hiện đại đã lấy lại được sự độc lập tự do hạnh phúc từ năm 1922 đến năm 1952. Khối liên đoàn Ả rập được thành lập tại năm 1945 để thúc đẩy các mối quan tâm, quan hệ, và hợp tác lợi ích thịnh vượng chung cho người Ả Rập giữa các quốc gia Ả Rập hiện đại.

Song song với những nỗ lực giành độc lập tự do này, thì phong trào chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái đã xuất hiện trong tâm tư của những người Do Thái Châu Âu vào thế kỷ thứ XIX. Bắt đầu từ năm 1882, người Do Thái chủ yếu đến từ các quốc gia châu Âu, đã bắt đầu di dân tới Ottoman Palestine với mục tiêu thiết lập một quê hương mới dành cho người Do thái. Sự cố gắng phấn đấu này lên tới đỉnh cao khi người Do Thái quyết định tuyên bố sự tự do độc lập của Nhà nước Israel vào năm 1948. Vì động thái giành độc lập tự do của người Do Thái cho quốc gia Israel đã hoàn toàn mâu thuẫn với niềm tin phổ biến của đại đa số các dân tộc Ả Rập rằng Palestine là một phần lãnh thổ của người Ả rập và quốc gia Ả Rập, cho nên các dân tộc Ả rập láng giềng nằm ở xung quanh nhà nước Do Thái Israel, các dân tộc người Ả Rập đã cùng nhau đồng loạt hô hào phát động một cuộc xâm chiếm tấn công quốc gia Do thái Israel non trẻ. Cuộc xâm lược của người Ả Rập chỉ thành công một phần nào đó và dẫn đến hàng chục thập kỷ xung đột giữa các hệ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Ả Rập đối đấu với dân tộc Do thái.

Châu Á

Trung Quốc

Xem chi tiết ở bài Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc (chữ Hán: 中国民族主义, Hán-Việt: Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa). Ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn (1866–1925) thành lập Trung Quốc Quốc dân Đảng.

Việt Nam

Tại Việt Nam, một thời, từ thập niên 1930 cụm từ "chủ nghĩa quốc gia" hay được dùng. Trong thời Pháp thuộc, một số nhóm theo chủ nghĩa này ủng hộ chế độ bảo hộ của Pháp tại Đông Dương, ủng hộ chủ nghĩa quốc gia ở Pháp (chỉ các nhóm chính trị cánh hữu hay cực hữu ở Pháp). Có nhóm năm 1939 khi cánh hữu thắng cử ở Pháp, đã kêu gọi "từ giã hết chủ nghĩa xã hội, quốc tế, cộng sản xét ra không có lợi gì cho tiền đồ Tổ quốc đi, để quay đầu về phụng sự chủ nghĩa quốc gia", họ cho là các lý tưởng kia "không lấy thực nghiệm ra mà suy xét, chỉ chạy theo lý tưởng xuông" và xem một số nước "đem ra thực hành đều thất bại cả", họ kêu gọi "trông cậy vào sự chỉ đạo của nước Pháp bảo hộ,...yêu cầu nước Pháp gây dựng cho nước ta một quốc gia, có chính phủ chịu trách nhiệm các việc nội trị trước một dân Viện có quyền lập pháp". Tức đòi quyền tự trị chứ không phải độc lập.

Họ bác bỏ quan điểm của "bọn thanh niên... cứ nhứt định theo đòi văn minh Âu -Mỹ mà thôi", và kêu gọi "khôi phục quốc quyền, chấn hưng quốc thể", bác bỏ "tư tưởng và óc đảng phái đã làm cho quốc dân Việt Nam tam phân ngũ liệt", và "đòi tự trị", "quân chủ lập hiến". Họ bác bỏ "thuyết xã hội, thuyết quốc tế cùng đảng viên tả phái đi cổ động tự do", cho đó là "trái với tinh thần "trung quân ái quốc" của dân chúng, trái với luân lý Phật đà, Khổng Tử, khác với chủ nghĩa quốc gia cái rễ từ đời Trưng Nữ vương đuổi Tô Định, Triệu Ấu đuổi quân Ngô", kêu gọi "chỉ có ai là thức thời, có lòng yêu nước trung vua vốn sẵn, chỉ dựa vào cái chủ nghĩa "Pháp Nam hợp tác", "Pháp Việt đề huề", học đòi người quý quốc, làm cho nước được mạnh, dân được giàu lên đã".

Theo báo Tràng An những người này chủ trương "Nếu chúng ta mong có ngày kia, nước Pháp sẽ theo hòa ước 6 juin 1884, thi hành triệt để giao giả về quốc quyền cho chúng ta tự trị lấy việc nước nhà ta, thì trước hết chúng ta cũng phải bắt chước người Pháp đồng tâm hiệp lực lại, trên dưới một lòng, quân dân một dạ, cử quốc hiệp nhất, khiến cho nước Pháp kính nể, nước Pháp tin cẩn mới được". Một số chính trị gia theo chiều hướng này tiêu biểu như Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh...nhưng đường lối cụ thể không giống nhau. Họ chống lại Mặt trận Bình dân (cánh tả) ở Pháp. Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi... tiêu biểu cho khuynh hướng bảo hộ Pháp, quân chủ kèm dân quyền, sau có hướng thân Nhật, là nhóm "quốc gia" nhất, Bùi Quang Chiêu có hướng tự do, và lập hiến kiểu dân chủ tư sản, sau ngã sang xu hướng xã hội cấp tiến, pha trộn chủ nghĩa tự do và xã hội, gần đường lối Gandhi nhưng ủng hộ bảo hộ Pháp, một thời gian ngắn liên kết với nhóm ủng hộ thợ thuyền cộng sản và xã hội. Hồ Văn Ngà thì dựa vào Nhật ủng hộ độc lập. Ngoài ra còn có "quốc gia xã hội" (tắt là quốc xã) như nhóm Đại Việt của Trần Trọng Kim,...Pháp thời gian đó cũng có Đảng Quốc gia Xã hội Pháp, có chi nhánh tại Đông Dương.

Trên báo Phụ nữ tân văn đã bình phẩm cho "quốc gia xã hội" chỉ là một thứ "cãi xà lách" vì "quốc gia" và "xã hội" là hai chữ nghĩa khác nhau, chủ nghĩa quốc gia là chủ nghĩa của những người chỉ lấy tiếng nước mà hiệu triệu người, bảo người phải vì nước và vì kẻ thống trị của nước, mà chống nhau với nước khác. Còn chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa của những người bảo rằng: nước chỉ là nước của những người có tài sản, rút cục có hai nước trong mỗi nước: nước của người có tài sản và nước của người vô sản. Quyền lợi tương phản cùng nhau...Và cho rằng thuyết quốc xã nó "có thể hợp với những bọn gọi là yêu nước để giữ quyền lợi quốc gia, tức là quyền lợi của hạng tư bản và binh lợi quyền của vô sản", một cái thuyết lộn xộn!

Ngay thời gian này, trên báo Ngày nay, Hoàng Đạo tức Nguyễn Tường Long cho "chủ nghĩa quốc gia, vì làm thiên lệch lòng ái quốc, vì quá tôn nước mình, hóa ra khinh rẻ nước người, và là cái mầm của sự chiến tranh giữa nước này với nước kia, cái mầm của sự lấn áp nước yếu của nước khỏe, cái mầm của chủ nghĩa đế quốc". Nhóm này ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa tự do pha trộn xã hội, một thời ủng hộ Mặt trận Dân chủ chịu chi phối của giới bình dân công nông thợ thuyền, chống bảo hoàng.

Châu Phi

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_dân_tộc http://books.google.com/books?id=1GuaIAAACAAJ http://books.google.com/books?id=VV18cdwqVf4C http://books.google.com/books?id=bmgineq0r3MC&prin... http://books.google.com/books?id=jl7t2yMfxwIC http://books.google.com/books?id=kIW5GAAACAAJ http://www.merriam-webster.com/dictionary/national... http://www.academia.edu/1642214/Globalism_National... http://www.academia.edu/1642325/Global_Matrix_Nati... //dx.doi.org/10.1146%2Fannurev.soc.19.1.211 http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/Holoca...